Mì Ramen - Món ăn không thể bỏ qua khi đi du lịch Nhật Bản. Món ăn được ưa thích đến độ cứ trung bình mỗi ngày có thêm hơn 2 tiệm mì ramen được mở. Cùng tìm hiểu !
Nguồn gốc món ăn
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, mì Ramen có nguồn gốc từ loại mì kéo của Trung Quốc. Xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1665, trong bữa tiệc thiết đãi của Khổng gia tên Zhu Zhiyu và lãnh chúa Tokugawa Mitsukuni, với cái tên mới đầu là “Soba Nam Kinh”. Sau đó phải đến gần 30 năm, tức năm 1910, một nhà hàng tên Rairaiken ở Asakusa bắt đầu phục vụ món Ramen. Sau đó, Sapporo Ramen xuất hiện vào năm 1923. Năm 1925, Kitakata Ramen ra đời tại thành phố Kitakata, tỉnh Fukushima. Năm 1937, mì Ramen đến với vùng Kyushu và tiếp theo đó, những tiệm mì Ramen lần lượt xuất hiện ở Kyoto, Takayama, Wakayama và lan rộng khắp Nhật Bản. Đến nay, du khách đi du lịch Nhật Bản không chỉ có thể dễ dàng thưởng thức Ramen ở bất cứ đâu trên nước ‘hoa anh đào’ mà còn phải ngạc nhiên trầm trồ trước sự phong phú và đa dạng của món này.
Tại Nhật Bản ngày nay có hơn 30,000 tiệm mì ramen, và người ta tính chỉ riêng Tokyo trung bình mỗi ngày có thêm hơn 2 tiệm mì ramen được mở.
Dù rất bình dân, món mỳ Ramen này vẫn được nhiều người sành ăn ca ngợi. Đã có rất nhiều sách hướng dẫn, tạp chí, chương trình truyền hình, trang web hay cả những cuốn truyện để giới thiệu về món ăn nổi tiếng này. Đặc biệt hơn, tại thành phố Yokohama còn có cả một viện bảo tàng lớn dành cho Ramen.
Nguyên liệu chính làm mỳ ramen
Để làm ra món mỳ ramen, bạn cần có những nguyên liệu cơ bản sau đây:
- Sợi mì Ramen, được làm từ bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu hay còn gọi là nước Lye.
- Nước súp mì Ramen được hình thành từ sự hòa quyện giữa Dashi và Tare.
Nguyên liệu nấu nước dùng Dashi cho mì Ramen khá phong phú như xương gà, xương heo, xương bò, khô cá bào, tảo bẹ, cá mòi, nấm Shiitake, hải sản, hành tây,... đòi hỏi người nấu phải biết khéo léo chọn lựa và kết hợp các nguyên liệu sao cho phù hợp với gia vị Tare.
Tare là những gia vị được cho vào nước dùng Dashi để tạo hương vị cho món mì. Gia vị Tare của Ramen gồm có Shio (muối), Shoyu (nước tương) và Miso (tương đậu nành)
Ngoài ra, sẽ không thể là một bát mì Ramen Nhật Bản trọn vẹn nếu thiếu những nguyên liệu sau đây.
- Rau tươi
- Thịt heo heo rim với nước tương và rượu ngọt (Chashu)
- Măng khô lên men
- Trứng luộc tẩm ướp với nước tương, rượu ngọt
Các loại mỳ ramen chủ yếu
Trong tất cả các món mì sợi, duy nhất mì Ramen Nhật Bản là có phần nước súp không những khác biệt mà còn đa dạng phong phú với những biến tấu sáng tạo của mỗi địa phương. Tuy nhiên, về cơ bản, chúng ta có 7 loại nước súp tương ứng với 7 kiểu mì Ramen:
- RsaltShio Ramen: Ramen muối
- RsoyShoyu ramen: Ramen nước tương
- Miso Ramen: mì ramen sử dụng nước cốt là tương đậu nành miso.
- RporkTonkotsu Ramen: Ramen hầm nước xương heo
- RSeafoodGyokai: Ramen hải sản
- RChickTori gà: Ramen gà
- RBeefUshi: Ramen bò
Quán Ramen nổi tiếng & giá cả
Quán mì Ramen ven sông Tenjin, ở khu Hakata luôn 'kẹt cứng' các du khách tới thưởng thức
Với giá cả dao động từ 600 - 1100¥, du khách có thể ghé tới thưởng thức các quán ramen Nhật Bản nổi tiếng như:
- Các quán ăn trên con phố RamenYokocho nổi tiếng ở Sapporo
- Những xe bán đồ ăn di động ven sông Tenjin, ở khu Hakata, thành phố Fukuoka.
- Các quán ăn ở khu Hakata, tỉnh Fukuoka, đảo Kyushu.
Cách chế biến món mỳ ramen truyền thống
- Chế biến nước dùng từ các nguyên liệu: xương gà, tỏi, gừng, hành lá, cà rốt, hành củ, rong biển. Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 4 giờ đồng hồ
- Ninh nhừ miếng thịt lợn trong nước tương, thêm chút rượu sake và ít bột ngọt. Đổ nước thịt này vào một cái bát súp lớn và thêm hành lá xắt nhỏ vào.
- Luộc chín mì trong khoảng 1 phút
- Đổ nước hầm thịt lợn và tương đã chế biến ra một bát tô, cho thêm nước dùng gà, sau đó cho mì vừa luộc vào, cuối cùng bỏ thêm vài lát thịt heo mỏng, dưa chua, trứng luộc… chúng ta sẽ có một tô mì ramen rất ngon và bổ dưỡng.