Làm visa đi Nhật Bản - Để có thể nhập cảnh vào Nhật, người nước ngoài cần phải có được hộ chiếu còn thời hạn. Nhưng với nhân viên đường hàng không/đường thủy, hay là với người nước ngoài đã trở thành nhân viên đường hàng không/đường thủy ở Nhật, nếu có được Sổ tay nhân viên còn thời hạn thì ngay cả khi không có hộ chiếu còn thời hạn vẫn có thể nhập cảnh vào Nhật. Thêm nữa, người có mục đích vào Nhật nhưng không nhận được dấu xác nhận cho phép nhập cảnh hay quyết định đồng ý cho phép nhập cảnh từ nhân viên thẩm tra nhập cảnh thì cũng sẽ không được phép nhập cảnh.
Những người đã vào nước Nhật nhưng vi phạm điều kiện thiết yếu trên đây là người nhập cảnh trái phép, ngoài việc sẽ bị cưỡng chế rời khỏi Nhật, còn có thể trở thành đối tượng bị truy cứu hình sự.
1- Tư cách lưu trú
Người nước ngoài lưu trú ở Nhật Bản không được vượt qua phạm vi hoạt động (đã được cho phép) trong tư cách lưu trú (đã được phê cấp) hay tùy tiện thay đổi nội dung hoạt động để vận hành/điều khiển các chương trình mang lại thu nhập, hoặc tiến hành các hoạt động được nhận thù lao.
Khi muốn tiến hành các hoạt động tương ứng với tư cách lưu trú khác tư cách lưu trú mà mình hiện đang có, người nước ngoài nhất thiết phải làm thủ tục chuyển đổi tư cách lưu trú để nhận được đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; và khi bên cạnh các hoạt động thuộc tư cách lưu trú hiện đang có mà muốn vận hành/ điều khiển các chương trình mang lại thu nhập hay tiến hành các hoạt động được nhận thù lao, người nước ngoài nhất thiết phải qua các thủ tục đã định để nhận được đồng ý cho phép hoạt động/lao động ngoài tư cách. Thêm nữa, khi thời hạn lưu trú đã được phép và tư cách lưu trú đến kì mãn hạn mà muốn tiếp tục lưu trú thì cần phải làm thủ tục đổi (cấp hạn mới) thời gian lưu trú.
2 – Đổi (cấp hạn mới) tư cách lưu trú
Về mặt nguyên tắc, người nước ngoài hiện có tư cách lưu trú và đang sống tại Nhật Bản có thể lưu trú ở Nhật chỉ hạn trong thời gian lưu trú đã được cấp, vì thế cho nên, ví như trong trường hợp với thời gian lưu trú đã được cấp (cấp khi được cho phép nhập cảnh) mà không thể hoàn thành mục đích lưu trú đã định thì người đó phải tạm thời xuất cảnh một lần, phải xin lại visa rồi mới nhập cảnh lại; việc trên sẽ trở thành gánh nặng lớn đối với người nước ngoài.
Chính vì thế, Luật quản lý nhập cảnh đã qui định thủ tục cho phép đổi (cấp hạn mới) thời gian lưu trú để có thể tiếp tục lưu trú đối với trường hợp nào, mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp phán đoán rằng việc tiếp tục công nhận sự lưu trú của người nước ngoài hiện đang lưu trú tại Nhật Bản đó là thỏa đáng.
Người nước ngoài muốn đổi (cấp hạn mới) thời gian lưu trú nhất thiết phải theo các thủ tục đã được qui định bởi pháp lệnh của Bộ Tư pháp để xin Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng ý cho phép đổi (cấp hạn mới) thời gian lưu trú.
3 - Việc mang sẵn hộ chiếu bên mình
Người nước ngoài lưu trú ở Nhật Bản luôn phải mang hộ chiếu hay các loại giấy tờ pháp lí theo bên mình, để khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xuất trình thì có thể lập tức xuất trình.
Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, nếu trong hộ chiếu của người nước ngoài đang lưu trú ở Nhật Bản nêu không nhận được một loại đồng ý cho phép nào đó được qui định bởi Luật quản lý nhập cảnh thì sẽ không được nhập cảnh hay lưu trú ở Nhật, hoạt động sẽ bị hạn chế do tư cách lưu trú, hoặc bị hạn chế [bắt buộc]. Vì thế, để có thể nắm bắt tức thời người nước ngoài đang lưu trú ở Nhật có hay không có tính hợp pháp về lưu trú, có thể hay không thể hoạt động/lao động ngoài tư cách, có vi phạm hay không vi phạm điều kiện đã được cho phép về nhập cảnh – lưu trú, người nước ngoài luôn phải mang theo hộ chiếu hay giấy tờ pháp lý các loại bên mình, khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải trình báo.
Nhưng nếu mang theo Thẻ đăng kí người nước ngoài thì được miễn nghĩa vụ mang hộ chiếu theo bên mình.
Người nào vi phạm qui định này sẽ trở thành đối tượng xử phạt hình sự hay xử phạt hành chính.
4 - Tước bỏ tư cách lưu trú
Hiện nay, trong số người nước ngoài đang lưu trú tại Nhật Bản, có không ít người đã nhập cảnh bằng sự gian dối hay bằng các mánh lới bất chính, hoặc không làm đúng các hoạt động tương ứng với tư cách lưu trú để lao động bất hợp pháp, phạm tội, làm phương hại đến quản lý xuất nhập cảnh hợp pháp, vì thế, để vận dụng chế độ tư cách lưu trú một cách hiệu quả hơn nữa, trong phần được cải chính của Luật quản lý nhập cảnh năm Bình Thành 16 (2004) đã có thêm chế độ tước bỏ tư cách lưu trú.
Khi một trong những điều mục/sự việc được đánh số dưới đây được minh chứng, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể tước bỏ tư cách lưu trú mà người nước ngoài hiện đang có.
Trường hợp đã nhận được dấu chứng nhận đồng ý cho phép nhập cảnh bằng sự gian dối hay thủ đoạn bất chính, nhờ đó mà đã làm cho phán đoán của nhân viên thẩm tra nhập cảnh về tính thỏa đáng của các lý do khước từ nhập cảnh đã bị sai nhầm.
Trường hợp đã nhận được dấu chứng nhận đồng ý cho phép nhập cảnh bằng gian dối hay thủ đoạn bất chính, khai man hoạt động muốn thực hiện tại Nhật Bản. Ví dụ: người có mong muốn làm lao động đơn giản ở Nhật nhưng lại khai báo là tiến hành các hoạt động tương ứng với tư cách lưu trú là “kĩ thuật” sẽ trở thành đối tượng bị tước bỏ tư cách lưu trú trong điều mục này.
Trường hợp người đệ trình hồ sơ đã khai man các sự thực/sự việc bên ngoài hoạt động dự định tiến hành tại Nhật Bản và đã nhận được dấu chứng nhận đồng ý cho phép nhập cảnh. Ví dụ: trường hợp người đệ trình hồ sơ khai man lý lịch cá nhân của chính mình sẽ trở thành đối tượng bị tước bỏ tư cách lưu trú trong điều mục này.
Trường hợp với phương cách khác với điều mục từ 1 đến 3 kể trên để đệ trình hồ sơ giả mạo/man trá và nhận được dấu chứng nhận đồng ý cho phép nhập cảnh. Ở điều mục này, việc man trá hay thủ đoạn bất chính không trở thành điều kiện thiết yếu, và cũng không cần phải có điều kiện là người đệ trình hồ sơ có chủ ý.
Trường hợp đã trên 3 tháng liên tục không thực hiện các hoạt động liên quan đến tư cách lưu trú (chỉ giới hạn vào Bảng riêng số 1 trong Luật quản lý nhập cảnh) hiện có (nhưng không tính trường hợp có lý do chính đáng cho việc lưu trú mà không thực hiện hoạt động tương ứng).
Trước khi tước bỏ tư cách lưu trú, có tiến hành việc lấy ý kiến của người nước ngoài đang trở thành đối tượng [thẩm tra].
Thêm nữa, trường hợp bị tước bỏ tư cách lưu trú với lý do tương ứng với điều mục 1 và 2 ghi trên đây sẽ trở thành đối tượng bị cưỡng chế rời đi ngay lập tức, còn trường hợp bị tước bỏ tư cách lưu trú với lý do tương ứng với điều mục 3, 4, 5 nêu trên thì sẽ được cho thời hạn chuẩn bị xuất cảnh nội trong 30 ngày, được phép tự chủ xuất cảnh trong thời hạn đó.
Nếu trong thời hạn được chỉ định mà không xuất cảnh thì sẽ trở thành đối tượng bị cưỡng chế rời đi, và cũng có thể trở thành đối tượng bị xử phạt hình sự.
Lưu ý