Địa danh Bàn Môn Điếm - Địa danh mang trong mình nhiều bí ẩn, hàng năm thu hút hàng chục triệu du khách nước ngoài và người dân bản xứ với mong muốn khám phá phần nào vùng đất bí ẩn và mong ước về một bán đảo Triều Tiên thống nhất.
Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn nằm trong tình trạng chiến tranh. Khu phi quân sự (Demilitarised zone - DMZ) giữa hai nước vì thế được bảo vệ nghiêm ngặt nhất với mật độ binh lính, súng ống dày đặc.Nằm trên vĩ tuyến 38, chia cắt hai miền Triều Tiên.
Sông Imjin (Nhâm Thìn)
Bàn Môn Điếm nằm trong khu Phi quân sự (DMZ) của Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên. Địa danh này cách Thủ đô Seoul hơn 50km, Đi ôtô từ trung tâm Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) khoảng 40 phút đã có thể “chạm tay” vào DMZ khi xuôi theo con đường chạy dọc sông Imjin (Nhâm Thìn).. Đây là vùng đất được cho là được kiểm soát cẩn mật bậc nhất của thế giới. Hiện tại khu vực này được Chính phủ Hàn Quốc mở cửa một phần để dân chúng và khách
du lịch tới thăm quan. Các cẩm nang du lịch toàn cầu còn miêu tả DMZ như “mảnh đất kỳ lạ nhất hành tinh”.
Ở đây có rất nhiều hàng rào thép gai, có một dòng sông nước chảy êm đềm, những quả đồi trọc và những cánh đồng, khu vườn thấp thoáng trong ánh nắng trưa lấp lóa.Nhưng nó chứa đựng một lịch sử với sông Nhâm Thìn.
Không ngờ Triều Tiên lại gần Seoul đến vậy. Khi quan hệ giũa Hàn Quốc và Triều Tiên đang rất căng thẳng Tuy nhiên, bất chấp tuyên bố trên của quân đội Triều Tiên được hãng thông tấn nước này KCNA đăng tải, bất chấp những câu chuyện đáng ngại ở vùng đất được vũ trang, những chiếc xe đưa khách du lịch Hàn Quốc và nhiều người nước ngoài vẫn hối hả đổ tới DMZ.
Nhâm Thìn Các và những người con tha hương.
Nhâm Thìn Các
Đoạn đường chạy dọc sông Nhâm Thìn, điểm dừng chân đầu tiên của cuộc trong hành trình khám phá DMZ là ở Imjingak (Nhâm Thìn Các).
Nếu muốn đi sâu hơn vào DMZ, khách du lịch trong ngoài nước đều phải dừng chân ở Nhâm Thìn Các để chờ lên xe buýt khác luôn khởi hành theo giờ, theo tuyến đường được quy định trước và phải trải qua quy trình kiểm tra an ninh nghiêm ngặt. Tuy nhiên, du khách không phải qua bất kỳ biện pháp kiểm tra an ninh nào nếu chỉ đến thăm Nhâm Thìn Các.
Du khách phương Tây thường gọi Nhâm Thìn Các là điểm nghỉ mát (resort), nhưng đây thực sự là khu vực lưu giữ và nhắc nhở các thế hệ tương lai về quá khứ đau buồn trong cuộc chiến tranh năm 1950 – 1953 dẫn tới sự phân cách giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên.
Được xây dựng ngay sau khi Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên ra thông cáo chung năm 1971, Nhâm Thìn Các còn là nơi các du khách
du lịch Hàn Quốc có gốc rễ ở CHDCND Triều Tiên thường tìm đến với hi vọng có thể vơi đi nỗi nhớ quê hương chỉ cách đó chừng 5-6 km, nhưng chưa thể đặt chân trở lại.
Tại Nhâm Thìn Các, người ta đã cho dựng lên bức tượng điêu khắc được làm ra từ những viên đá có gốc gác tại 86 chiến trường ở 64 nước trên toàn thế giới và cả Chuông Hòa bình biểu trưng cho khát vọng hòa bình và sự hàn gắn giữa hai nước...Tuy nhiên, cầu Tự do là nơi gây tò mò nhất ở khu du lịch Nhâm Thìn Các, nơi mỗi năm có trên 2 triệu lượt khách trong ngoài nước đến thăm. Ở bệ thờ bằng đá được gọi là Mangbaedan (Bàn thờ vọng hương) được dựng lên ngay trước cây cầu nổi tiếng trên.
Cầu Tự Do.
Cầu tự do
Tấm bia đá ở đây còn ghi lại rằng ngay sau chiến tranh (năm 1953), 12.773 tù binh của cả hai miền được đưa tới cầu đường sắt và sau đó được phép đi qua cây cầu ngắn trên để trở về đoàn tụ với gia đình.
Khi bước qua khỏi cầu, trong tiếng khóc oà vì sung sướng, các tù binh reo lên: “Tự do” và từ đó nó trở thành tên chính thức của cây cầu.
Phía cuối cầu Tự Do, người ta cho dựng lên tấm rào chắn bằng sắt có lẽ để đánh dấu phần tận cùng của lãnh thổ Hàn Quốc và cũng nhằm ngăn chặn khách du lịch vượt sang vùng đất hoang sơ ở phía bên kia hàng rào là lãnh thổ phân cách với CHDCND Triều Tiên, nơi chưa thường dân nào được phép đặt chân đến trong nửa thế kỷ qua.
Cách hàng rào khoảng 5 - 7m là tuyến đường sắt duy nhất nối liền Hàn Quốc với CHDCND Triều Tiên. Đứng trên cầu Tự do có thể nhìn thấy rõ cây cầu đường sắt mới được xây dựng và cả các cột bê tông còn sót lại của cây cầu đường sắt cũ chạy sâu vào trong lãnh thổ CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, dù đã bước qua cầu Tự Do, không ai có thể đặt chân đến cầu đường sắt dù chỉ cách đó vài chục mét.
Hàng dào mang thông điệp hòa bình hai miền Triều Tiên
Trên hàng rào sắt được treo vô số tấm vải lụa hoặc giấy đủ màu sắc. Người dân Hàn Quốc và khách du lịch nước ngoài đã viết, vẽ lên đó các thông điệp hòa bình, thống nhất hoặc bày tỏ nỗi lòng với nơi chôn rau cắt rốn.
Nhiều nhất là những dòng chữ được viết bằng tiếng Hàn của những người con Triều Tiên tha hương, nhưng cũng có không ít thông điệp bằng tiếng Anh, tiếng Trung...Nhiều người con Triều Tiên tha hương đã đến đứng ở hàng rào sắt, hai tay nắm lấy hàng rào và mắt nhìn xa xăm về phương Bắc hàng giờ liền.
Theo Hiệp ước đình chiến dẫn tới việc kết thúc chiến tranh liên Triều năm 1953, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đồng ý rút lực lượng ra khỏi đường biên giới ít nhất 2 km. Vùng đất rộng 4km (mỗi bên 2 km) được biết đến như khu phi quân sự (Demilitarised zone - DMZ) dài tới 243 km phân chia bán đảo Triều Tiên thành hai quốc gia hơn nửa thế kỷ qua.
Vì chưa ký hiệp ước hòa bình nên về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng chiến tranh và lịch sử cũng cho thấy va chạm thường xảy ra giữa hai bên tại DMZ. Các tài liệu hướng dẫn du lịch đều mô tả DMZ là vùng giới tuyến được vũ trang cẩn mật nhất với khoảng 1 triệu quân nhân đồn trú, 10.000 vũ khí hạng nặng, khoảng 4 triệu quả mìn nằm rải rác trong những khu đất hoang.
Muốn vào sâu trong khu phi quân sự du khách phải mua vé và trải qua các thủ tục kiểm tra an ninh ngặt nghèo. Khách du lịch di chuyển bằng xe của quân đội, ngồi đúng số ghế. Danh sách du khách được kiểm soát ở các trạm gác quân sự. Sau nhiều năm, khu DMZ trở thành vùng đất lý tưởng cho nhiều loài động thực vật quý hiếm phát triển. Nhiều lời chim quý được phát hiện chỉ cư trú ở vành đai này. Đây cũng là vùng đất tạo ra những củ nhân sâm có giá trị cao nhất của thế giới.
Chuông Hòa Bình
Một quả chuông Hòa Bình khổng lồ được người Hàn Quốc xây dựng ngay biên giới hai nước. Chuông này được đánh vào những dịp đặc biệt. Mỗi khi tiếng chuông vang lên, người dân sinh sống bên vĩ tuyến 38 đều nghe tiếng vọng.
Tại khu vực sát bờ sông Imjingang, nơi gần nhất có thể nhìn bằng mắt thường sang khu vực bên kia biên giới. Bằng cách ống nhòm cỡ lớn, có thể nhìn thấy làng Hòa Bình của CHDCND Triều Tiên và khu công nghiệp Geaseong.
Từ năm 1974 đến năm 2012, tại khu vực Phi quân sự, Hàn Quốc phát hiện 4 đường hầm được đào dưới lòng đất từ bên CHDCND Triều Tiên. Hiện tại đường hầm số 3 được mở cửa đón khách du lịch. Hầm được đào xuyên qua lớp đá hoa cương, phát hiện năm 1978, nằm cách mặt đất 73 m, dài 1635 mét. Có 435 m nằm ở phía Nam giới tuyến quân sự cách Seoul… 44km có khả năng cho 30.000 binh sĩ di chuyển trong một giờ. Trước đường hầm số 3, một tác phẩm điêu khắc đầy ý nghĩa mang tên “Một thế giới” – trở thành biểu tượng thể hiện ý nguyện thống nhất hai miền của người dân Hàn Quốc .