Hầu như không một tour du lịch nào đến Nga có thể bỏ qua Nhà thờ Chúa cứu thế vì tầm vóc lịch sử và tôn giáo của nó. Đây là nhà thờ Chính Thống giáo cao nhất và lớn nhất trên thế giới.
Nội dung bài viết:
Giới thiệu tổng quan Nhà thờ Chúa cứu thế
Nhà thờ Chúa cứu thế là nhà thờ trung tâm của Giáo hội Chính Thống Nga và cũng là nhà thờ Chính Thống giáo cao nhất và lớn nhất trên thế giới. Chính thống giáo là môt nhánh của Kitô giáo. Đây là tôn giáo thống trị ở Nga.
Nhà thờ tọa lạc ở thủ đô nước Nga, bên bờ sông Matxcova. Nhà thờ Chúa cứu thế đã trải qua một lịch sử bi hùng, là một biểu tượng của tôn giáo Nga.
Nhà thờ Chúa cứu thế ở Matxcova, Nga
Lịch sử bi hùng của Nhà thờ Chúa cứu thế
Năm 1812, khi những người lính cuối cùng của Napoléon Bonaparte rời Matxcova, Sa hoàng Alexander Đệ nhất đã chỉ thị xây một nhà thờ lớn để tôn kính Chúa cứu thế đã phù hộ nước Nga đánh bại quân thù, nhà thờ này sẽ là nơi vinh danh chiến thắng, đồng thời cũng là để tưởng nhớ đến những tổn thất, hi sinh của nhân dân Nga.
Sa hoàng phê duyệt bản thiết kế nhà thờ Chúa cứu thế theo phong cách Tân cổ điển, mang nhiều dấu ấn và biểu tượng của Hội kín Freemason. Nhà thờ được xây dựng trên Đồi Chim sẻ.
Nhưng rồi năm 1825, Sa hoàng Alexander Đệ nhất băng hà. Nicholas Đệ nhất lên ngôi. Công trình xây dựng nhà thờ này bị đình chỉ.
Sa hoàng Nicholas Đệ nhất là một người theo chủ nghĩa ái quốc và vô cùng sùng đạo Chính thống giáo. Ông phê duyệt một bản thiết kế mới cho nhà thờ đang xây dở, lấy mẫu từ nhà thờ Hagia Sophia ở Constantinople. Địa điểm xây dựng nhà thờ Chúa cứu thế cũng được thay đổi, không phải trên Đồi Chim sẻ nữa mà chuyển về gần Điện Kremli, bên bờ sông Matxcova. Điều này khiến cho một chủng viện và nhà thờ tại đó phải chuyển đi nơi khác.
Năm 1839, nhà thờ bắt đầu được xây dựng ở vị trí mới. Công trình mất nhiều năm để hoàn thành.
Năm 1859, phần xây thô nhà thờ mới xong. Tiếp theo là việc trang trí nhà thờ của các họa sĩ và nhà điêu khắc.
Năm 1883, nhà thờ Chúa cứu thế hoàn thiện, đúng vào thời gian Sa hoàng Alexander Đệ tam lên ngôi.
Bên trong nhà thờ Chúa cứu thế
Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô Viết với chủ trương vô thần đã phỉ báng tín ngưỡng, đàn áp giáo dân, phá hủy nhiều nhà thờ. Đồng thời lãnh tụ Cộng sản Stalin quyết định quy hoạch lại vùng trung tâm thủ đô Matxcova với hàng loạt công trình mang biểu tượng của thời kỳ Xô Viết.
Năm 1931, Nhà thờ Chúa cứu thế bị phá hủy tan tành, cùng chung kết thúc bi thảm với nhiều nhà thờ khác trong chiến dịch chống tôn giáo này của chính quyền Xô Viết. Tại vị trí Nhà thờ Chúa cứu thế trước đây, Liên Xô cho xây dựng Cung Xô Viết, dự định là công trình cao nhất trong 8 tòa nhà chọc trời Stalin, cũng là công trình cao nhất thế giới vào thời đó. Trên đỉnh tòa nhà sẽ là bức tượng khổng lồ của Lenin, với 2 cánh tay giơ cao.
Tuy nhiên công trình Cung Xô Viết không bao giờ được hoàn thành do thiếu kinh phí, do chiến tranh và do nạn lụt từ sông Matxcova gần đó.
Đến thập niên 60 của thế kỉ 20, người ta đã xây ở đó một bể bơi ngoài trời lớn nhất thế giới, tên là Bể bơi Matxcova.
Rồi Liên Xô tan rã, nước Nga thay đổi thể chế. Chính thống giáo Nga hồi sinh. Nhà thờ Chúa cứu thế được phê duyệt xây dựng lại, ở đúng vị trí cũ của nó. Công trình này đã nhận được rất nhiều tiền đóng góp của người dân.
Năm 1994, nhà thờ bắt đầu được xây dựng lại.
Năm 2000, Nhà thờ Chúa cứu thế mới hoàn thành, là một bản sao chính xác của nhà thờ cũ đã bị phá hủy.
Nhà thờ Chúa cứu thế cũ
Thiết kế nổi bật của Nhà thờ Chúa cứu thế
Nhà thờ Chúa cứu thế có sức chứa khổng lồ, lên đến một vạn người.
Nhà thờ mang cấu trúc các tòa thánh đường cổ xưa của Nga, có 2 tầng. Tầng dưới là đài tưởng niệm Nga chiến thắng Napoleon, tầng trên dành cho dàn đồng ca nhà thờ.
Mái chóp nhà thờ hoàn toàn bằng vàng, khiến cho từ xa nhìn lại, nhà thờ đã mang một vẻ nguy nga, lộng lây.
Xung quanh nhà thờ có những ban công nhỏ, từ đó có thể nhìn toàn cảnhMatxcova.
Tường của nhà thờ được lát bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch và những loại đá quý khác. Trên tường ghi danh những vị tướng, những đạo quân và những trận đánh của cuộc chiến năm 1812 (với danh sách những huy chương và cả những thương vong).
Những bức tranh tường khổng lồ và tuyệt mỹ ở đây càng làm tôn lên vẻ uy nghi, bề thế của Nhà thờ Chúa cứu thế.
Nhà thờ Chúa cứu thế hiện nay mang trong mình mọi dấu ấn của nhà thờ cũ, về cả kiến trúc lẫn tầm vóc.
Video Nhà thờ Chúa cứu thế
Nhà thờ Chúa cứu thế là một điểm du lịch hấp dẫn du khách không nên bỏ lỡ khi đến Matxcova. Đừng chần chừ, mời quý khách đặt tour du lịch nước Nga giá rẻđể được chiêm ngưỡng nhà thờ huyền thoại này của nước Nga.