Kinh Thành Huế - Giá trị lịch sử và văn hóa còn mãi

Cập nhật lúc 08:40:43, 16/11/2016
Kinh thành Huế là một quần thể di tích kiến trúc và thắng cảnh vĩ đại, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Đây là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm xứ Huế
Nội dung bài viết:

Tòa thành ở cố đô Huế
được gọi là Kinh thành Huế. Trong suốt 143 năm, từ 1802 đến 1945 thì nơi đây là nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn . Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.


Vua Gia Long tiến hành khảo sát mảnh đất Huế từ năm 1803, và cho khởi công xây dựng Kinh thành Huế từ 1805 và vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng thì hoàn chỉnh.

Vị trí Kinh Thành Huế

Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau:

  • Phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.
  • Phía tây giáp đường Lê Duẩn
  • Phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo
  • Phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ
Bên trong kinh thành, người ta giới hạn 4 phía theo bản đồ thuộc các đường như sau: 

  • Phía đông: đường Xuân 68
  • Phía tây: đường Tôn Thất Thiệp
  • Phía nam: đường Ông Ích Khiêm
  • Phía bắc: đường Lương Ngọc Quyến

Lịch sử xây thành

Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long có ý định chọn vị trí xây thành mới. Vì vậy, ộng đã tự mình tiến hành khảo sát và cuối cùng thì ông đã ưng ý chọn vùng đất rộng bên bờ bắc sông Hương để xây tân kinh đô. Mảnh đất này bao gồm phần đất của các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, An Hoà, An Mỹ, Diễn Phái, An Vân,  An Bảo, Thế Lại và một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long.

Kiến trúc

Kinh Thành Huế tọa lạc bên bờ Bắc sông Hương, có diện tích mặt bằng là 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam.

Vòng thành cao 6,6m, dày 21m, có chu vi gần 10 km, được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau. Đi kèm là đại bác, các pháo nhãn, kho đạn. Vòng thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, và mới bắt đầu xây gạch mãi đến cuối đời Gia Long.  Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc nhằm mục đích phòng thủ.

Cửu đại thần công ở kinh thành Huế
Cửu đại thần công ở kinh thành Huế
Du lịch miền Trung 4 ngày | Du lịch miền Trung 5 ngày | Du lịch miền Trung 3 ngày

Thành có 10 cửa chính, và đặc biệt có thêm một cửa có tên gọi là Trấn Bình Môn thông với thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành - Trấn Bình Đài (còn gọi là thành Mang Cá), và hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà.

Cột cờ chính giữa, mặt trước thành được gọi là Kỳ Đài.

Kì đài ở kinh thành Huế
Kì đài ở kinh thành Huế

Bên trong kinh thành có nhà dân, nhà các quan lại và Khu vực Hoàng Thành là nơi quan trọng nhất.

Hoàng thành
Hoàng thành

Bên trong Hoàng thành có Điện Thái Hoà, dung làm nơi thiết triều, có các miếu thờ; và Tử Cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của vua và hoàng gia. Bên trong Tử Cấm thành có hàng chục công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực.

Điện Thái Hòa
Điện Thái Hòa

Quần thể di tích Kinh thành Huế là nét đặc sắc và di sản quý báu của các triều đại xưa để lại. Vì vậy, nơi đây đón nhận sự quan tâm đặc biệt của du khách, cũng như cần được bảo tồn và gìn giữ cho thế hệ tương lai.
 

Ý KIẾN CỦA BẠN
CÁC TIN KHÁC
zalo
Công Ty Du Lịch Việt Nam, Tour Du Lịch Trong Nước, Quốc Tế