Là con sông quan trọng nhất của tiểu lục đại Ấn Độ với chiều dài 2510km, kéo từ dãy Hymalaya thuộc Bắc Trung Bộ Ấn và theo hướng Đông Nam chảy qua Bangladesh và cuối cùng chảy vào vịnh Bengal. Tốc độ chảy trung bình của sông khoảng 12020 m3/s.
Sông Hằng - Điểm du lịch nổi tiếng của Án Độ
Tên gọi của dòng sông được đặt theo tên của vị nữ thần Hindu Ganga. Sông Hằng có vai trò lịch sử gắn liền với các thành phố, bang, thủ phủ dọc theo bờ sông này như Kara, Kampilya, Munger,...
Được tạo thành bởi hợp lưu hai con sông phía đầu nguồn là Bahgirathi và Alaknanda, nguồn nước của sông Hằng cũng chủ yếu được lấy từ 2 con sông này, ngoài ra còn 4 dòng chảy khác góp phần tạo nên con sông huyền thoại này như Pindar, Mandakini,...
Sông Hằng là khởi nguyên của Hindu giáo
Hạ lưu con sông Hằng khi chảy qua Bangladesh, hay còn gọi là sông Padma, từ đây con sông Hằng tạo ra nhiều nhánh sông gây nên mạng lưới đường thủy từ đó tạo thành đồng bằng châu thổ rộng lớn và phi nhiều nhất thế giới. Với lượng phù sa lớn mà sông Hằng mang lại mà phía nam của đồng bằng - quần đảo Sundarbans có hệ thống đảo phù sa và rừng ngập mặn bao phủ được công nhận là Di sản của thế giới.
Với lưu vực rộng tới 907 ngàn km2 mà dòng sông có bãi bồi phì nhiêu và đông dân sống hai bên bờ sông. Ghé thăm con sông trong tour du lịch Ấn Độ, du khách không chỉ biết về lịch sử dòng sông mà còn được tìm hiểu văn hóa, cuộc sống sinh hoạt của người dân hai bên bờ sông.
Không chỉ mang ý nghĩa tự nhiên và địa hình, sông Hằng còn mang ý nghĩa tôn giáo linh thiêng với Ấn Độ giáo (Hindu). Theo tín ngưỡng của người Hindu, việc tắm trên dòng sông này sẽ được gột rửa mọi tội lỗi, trong các nghi lễ thờ cúng cúng người ta cũng sử dụng nguồn nước từ sông Hằng. Nhiều người theo đạo Hindu mong muốn khi chết được hỏa thiêu bên dòng sông và rải tro xuống dòng sông Hằng.
Nghi lễ cúng bên bờ sông Hằng
Du khách đến đây sẽ khá bất ngờ với hình ảnh các đạo sĩ ăn mặc khác lạ, bôi tro lên mình, mặt mày trang điểm màu sắc và múa đinh ba cuồng nhiệt. Rồi sẽ bất ngờ với hình ảnh các ẩn sĩ đang trầm mặc tĩnh tâm ở núi Tapovan, địa điểm thu hút những tay leo núi cừ khôi.
Ngoài ra, dòng sông còn là nguồn sống của hàng triệu người dân Ấn sống hai bên bờ và gắn với công ăn việc làm trên dòng sông.
Mặc dù vậy, con sông này được xếp thứ 5 về mức độ ô nhiễm, sự ô nhiễm tác động trực tiếp đến người dân xem sông Hằng là sự sống mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước với hơn 140 loài cá, 90 loài lưỡng cư, dòng sông Ấn còn có cá heo sinh sống.
Khung cảnh bình minh trên sông Hằng
Chính vì vậy hàng năm đất nước này luôn có chương trình cải thiện sông Hằng, để đẩy lùi sự ô nhiễm nhưng hầu như đều không đạt được kết quả như mong muốn bởi lẽ thiếu chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và không được sự đồng thuận và hỗ trợ của các chức sắc tôn giáo.
Du khách nên đến đây vào mùa hành hướng, khi các nghi lễ tôn giáo được tiến hành tại đây, lễ hội Puma Kumba (Vạc Đầy), hàng triệu người hành hương sẽ tắm dưới dòng sông. Tham quan điểm đến Ấn Độ này còn là dịp để du khách tìm hiểu về văn hóa Ấn, cũng như tham gia vào cuộc sống của người dân gắn liền 2 bên bờ.
Muốn khám phá dòng sông Hằng du khách nên trở về vùng đầu nguồn Gwaral, cao 4500 so với mặt nước biển, luôn trong tình trạng sương giá nhưng lại là nơi khởi nguyên cho Ấn Độ giáo cũng như các giai thoại lịch sử bí hiểm gắn với dòng sông Hằng.