KHÁM PHÁ CÔN ĐẢO TRONG 2 NGÀY
Tour du lịch Côn Đảo 2 ngày đưa quý khách khám phá, sống lại những tháng năm lịch sử oai hùng của dân tộc ta. Trong nhiều thập niên của thế kỷ trước, Côn Đảo thường được nhắc đến như một hòn đảo chuyên giam giữ và tra tấn tù nhân chính trị. Từ hòn đảo biệt lập, đau thương, Côn Đảo đã trở mình thành điểm đến du lịch lý tưởng với những bãi biển tuyệt đẹp, những danh thắng kỳ vĩ và hành trình du lịch tâm linh đầy cuốn hút.
Côn Đảo nhìn từ trên cao xuống
Côn Đảo từng là một quần đảo có số tù nhân chính trị còn nhiều hơn số cư dân sinh sống. Nơi đây có 11 nhà tù, trong đó, Phú Hải là nhà tù lớn nhất. Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 người Việt Nam đã bị giam cầm và hy sinh ở nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian” này.
Dinh chúa đảo là cơ quan đầu não của hệ thống nhà tù, tất cả bộ máy cai trị tù từ chúa đảo đến các quan chức trên toàn đảo đều dưới quyền điều khiển của chúa đảo. Dinh cũng là nơi xuất phát những mệnh lệnh, âm mưu, thủ đoạn của địch nhằm đày ải, tiêu diệt tù nhân Dinh, là hiện thân cho hai đời sống đối lập nhau: cuộc sống xa hoa của chúa đảo và sự khổ cực của những người tù.
Dinh Chúa Đảo
Tham gia tour du lịch Côn Đảo 2 ngày để có dịp khám phá trại tù Phú Sơn, Phú Hải. Đây là trại giam cổ nhất Côn Đảo, còn có tên là Bange 1, được Pháp xây dựng năm 1862 với diện tích khỏang 12.000m2, với 10 phòng giam tập thể, 20 xà lim (hầm đá), 2 hầm xay lúa (nơi bác Tôn Đức Thắng bị giam giữ), 1 khu đập đá (nơi cụ Phan Chu Trinh bị đày và để lại bài thơ “ Đập đá Côn Lôn”.
Chuồng cọp kiểu Pháp hay còn được gọi là trại Phú Thọ, là một điểm du lịch Côn Đảo độc đáo. Đây là dấu ấn trong hệ thống nhà tù Côn Đảo với thiết kế đặc biệt, nơi ghi đậm về một lịch sử với chế độ tàn ác của thực dân Pháp đối với những người tù bị giam cầm.
Chuồng cọp kiểu Pháp
Chuồng cọp kiểu Mỹ còn được gọi là trại Phú Bình, ban đầu có tên là Trại VII được Mỹ Ngụy xây dựng thêm năm 1971 để phục vụ cho việc giam giữ và tra tấn tinh thần những người tù là hệ thống phòng giam thuộc nhà tù Côn Đảo. Cái tên gọi “chuồng cọp kiểu Mỹ” hình thành do đây là trại giam điển hình kiểu Mỹ, do chuyên gia Mỹ thiết kế, thầu Mỹ xây dựng (hãng thầu RMK) bằng đô la mỹ viện trợ.
Chuồng Cọp kiểu Mỹ
Khu biệt lập Chuồng Bò được xây dựng vào năm 1876 cùng với nhiều khu khác phục vụ việc cai trị tù như khu trại lính, khu y tế, khu sở lưới, cầu tàu... Theo như tài liệu, Chuồng Bò là nơi nuôi bò sữa, heo, gà, vịt...
Chuồng Bò
Đến thời thực dân Pháp, Chuồng Bò đã bị biến thành một nhà lao để giam các tù nhân. Trong đó Chuồng Bò có 9 phòng biệt giam để tạm giam tù nhân, 24 hộc chứa heo, 2 chuồng nuôi bò và một hầm chứa phân bò và nước thải từ Chuồng nuôi Bò sâu 3 m, chia làm 2 ngăn có hệ thống cống ngầm từ chuồng nuôi bò dẫn sang. Đây được coi là trại giam tàn bạo từ thời cổ xưa của thực dân Pháp trước khi bị phát hiện và dẹp bỏ.
Với mục đích tra tấn để các chiến sĩ khai thông tin, thực dân đế quốc xây dựng trại giam này. Tại đây, các chiến sĩ bị ngâm xuống hầm chứa phân bò để tra tấn bí mật. Với độ sâu 3m, chứa rất nhiều phân từ động vật là một nỗi ám ảnh của tất cả những ai đã từng đến đây.
Côn Đảo là nơi ghi dấu bao đau thương của người dân Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh. Với truyền thống cha ông “Uống nước nhớ nguồn”, khi đến Côn Đảo ai cũng muốn đến viếng nghĩa trang Hàng Dương, nơi chôn cất nữ anh hùng Võ Thị Sáu cùng hàng nghìn chiến sĩ yêu nước đã từng ngã xuống trên mảnh đất này. Đến để có thể được một lần chính tay mình thắp một nén tâm hương tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng, liệt sĩ, kiên cường trước bao đòn tra tấn dã man, tàn bạo của kẻ thù.
Nghĩa trang Hàm Dương
Mộ chị Võ Thị Sáu
Du Lịch Côn Đảo tới Miếu Bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn Miếu là nơi thờ bà Phi Yến - Thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh). Bước qua cổng chào, du khách sẽ cảm nhận được ngay sự linh thiêng, trang nghiêm chốn này với sự im lặng đến ngỡ ngàng. Tất cả mọi người tới đây đều nhẹ nhàng, cẩn trọng.
Miếu Bà Phi Yến
Một thoáng Côn Đảo là một khoảnh khắc như chưa từng quên để tìm lại dấu ấn lịch sử của một thời kỳ đấu tranh dân tộc vừa hào hùng vừa bi thương còn in dấu trên vùng đất Côn Đảo. Một thoáng Côn Đảo cũng là một trải nghiệm thế giới tâm linh khi viếng mộ chị Võ Thị Sáu, phần mộ gắn liền với những câu chuyện có thật về sự linh thiêng.